Chữ ký mật mã Chữ_ký_điện_tử

Một chữ ký điện tử sẽ là một chữ ký số nếu nó sử dụng một phương pháp mã hóa nào đó để đảm bảo tính toàn vẹn (thông tin)tính xác thực. Ví dụ như một bản dự thảo hợp đồng soạn bởi bên bán hàng gửi bằng email tới người mua sau khi được ký (điện tử).

Một điều cần lưu ý là cơ chế của chữ ký điện tử khác hoàn toàn với các cơ chế sửa lỗi (như giá trị kiểm tra - checksum...). Các cơ chế kiểm tra không đảm bảo rằng văn bản đã bị thay đổi hay chưa. Các cơ chế kiểm tra tính toàn vẹn thì không bao giờ bao gồm khả năng sửa lỗi.

Hiện nay, các tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến cho chữ ký điện tử là OpenPGP, được hỗ trợ bởi PGPGnuPG, và các tiêu chuẩn S/MIME (có trong Microsoft Outlook). Tất cả các mô hình về chữ ký điện tử đều giả định rằng người nhận có khả năng có được khóa công khai của chính người gửi và có khả năng kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản nhận được. Ở đây không yêu cầu giữa 2 bên phải có một kênh thông tin an toàn.

Một văn bản được ký có thể được mã hóa khi gửi nhưng điều này không bắt buộc. Việc đảm bảo tính bí mật và tính toàn vẹn của dữ liệu có thể được tiến hành độc lập.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ_ký_điện_tử http://www.naa.gov.au/recordkeeping/er/Security/6-... http://www.cio.com/archive/101500/et.html http://www.integrisign.com/products/index.html http://www.itc.virginia.edu/virginia.edu/fall00/di... http://specs.openoffice.org/appwide/security/Elect... http://www.pgpi.org/doc/guide/7.0/en/intro/ http://bcn.boulder.co.us/~neal/i2/OpenOffice_Elect... http://enterprise.state.wi.us/home/strategic/esig.... http://qppl.egov.gov.vn/congbao.nsf/9e6a1e4b64680b... http://tintuc.egov.gov.vn/tintuc.nsf/0/751DCC02990...